Điều trị đau xương khớp hiệu quả - uy tín tại TP. HCM

Giới thiệu

Có thể nói, bệnh đau khớp là hậu quả quá trình viêm khớp, thoái hóa khớp làm cho các sụn khớp bị ăn mòn. Bệnh nhân bị đau khớp sẽ cảm thấy đau nhức ở các khớp hay cử động như là ở khớp tay, khớp đầu gối, khớp vai…Hãy đến với các phòng khám xương khớp để được hỗ trợ và điều trị kịp thời nhé!
Được tạo bởi Blogger.
Featured

Thứ Hai, 24 tháng 4, 2017

Triệu chứng nguyên nhân đau khớp gối không phải ai cũng biết?


Đau khớp gối là tình trạng thường gặp ở nhiều người với mọi độ tuổi. Đây là một dấu hiệu lâm sàng của nhiều căn bệnh xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp,…biểu hiện bởi những cơn đau ở khớp gối khiến người bệnh hoạt động khó khăn. Chính vì đau khớp gối có thể dẫn đến một số căn bệnh khác nên người bệnh cần nắm rõ các triệu chứng và nguyên nhân gây đau khớp gối để có phương pháp điều trị kịp thời.

Đau khớp gối thường kéo theo những cơn đau trong khớp khiến người bệnh vận động và di chuyển khó khăn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt. Vậy, tại sao chúng ta lại bị đau khớp gối? Đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này và những triệu chứng nào cho thấy chúng ta bị đau khớp gối?

Triệu chứng đau khớp gối



• Những người bị đau khớp gối thường bị cứng khớp vào mỗi buổi sáng thức dậy.

• Mỗi khi vận động nhiều như đi bộ hoặc chạy nhảy sẽ cảm nhận những cơn đau nhói và lan ra xung quanh.

• Khi di chuyển đầu gối thường phát ra những âm thanh đặc trưng như lục cục, rắc rắc…

• Người bị đau khớp gối thường bị đau đầu gối mỗi khi di chuyển lên cầu thang.

• Đầu gối có dấu hiệu sưng to và đau ở xương bánh chè.

Ngoài ra, bởi vì đau khớp gối là dấu hiệu của nhiều bệnh xương khớp khác nên ngoài những triệu chứng trên, nó có thể sẽ kèm theo các dấu hiệu đặc trưng của căn bệnh xương khớp đó.

Xem thêm:


Có rất nhiều nguyên nhân khiến khớp gối bị đau như sau:

Tổn thương dây chằng và gân khớp gối

Những tổn thương ở dây chằng và gân khớp gối có thể gây ra tình trạng đau khớp gối.

Dây chằng có tính đàn hồi, co giãn như những sợ dây cao su. Nếu dây chằng bị kéo quá căng, trong một thời gian quá lâu sẽ bị giãn và khó trở lại trạng thái ban đầu. Trong một số trường hợp, dây chằng bị đứt không nối với xương sẽ khiến khớp không cử động được. Tình trạng này thường xảy ra ở những người chơi thể thao và hoạt động quá nhiều.

Gân là những sợi mềm dẻo giúp cơ co giãn và có tính đàn hồi cao hơn cả dây chằng. Khi cơ không được khởi động trước khi thực hiện các động tác mạnh thì dễ bị căng gân, căng cơ. Nếu tình trạng này kéo dài khiến nhiều tia gân bị rách sẽ gây sưng viêm và kéo theo các cơn đau tại khớp gối.

Viêm gân bánh chè

Gân bánh chè có chức năng nối bánh chè với xương chày. Khi vận động quá mức, nhất là các động tác nhảy, bật trong thời gian dài thường dễ làm gân bánh chè bị tổn thương, gây viêm tấy, các gân quanh khớp gối cũng bị ảnh hưởng và dẫn đến các cơn đau.


Tổn thương sụn hoặc rách sụn chêm

Tổn thương sụn hay rách sụn chêm thường gặp phải ở cả người trẻ và người già. Tình trạng này xảy ra ơ người trẻ là do bị chấn thương khi chơi thể thao, còn đối với người già là do xương khớp bị thoái hóa.

Nhuyễn sụn ở xương bánh chè

Nhuyễn sụn ở xương bánh chè là tình trạng sụn tại vị trí xương này bị mềm đi và gây ra các cơn đau. Những người thường xuyên chạy như vận động viên điền kinh, phụ nữ thường rất dễ gặp phải trường hợp này.

Viêm xương khớp mãn tính

Viêm khớp hay viêm xương khớp mãn tính là do sụn giữa các khớp gối dần bị hao mòn theo quá trình thoái hóa gây ra. Khi khớp bị viêm mãn tính thường kéo theo những cơn đau dai dẳng làm người bệnh bị suy nhược cơ thể. Biểu hiện của tình trạng viêm xương khớp mãn tính thường là các cơn đau nhói, âm ỉ trong khớp, khớp bị sưng và cứng gây nhiều khó khăn khi người bệnh vận động.

Viêm thấp khớp gối

Viêm thấp khớp gối là tình trạng khớp, dây chằng, gân, cơ quanh khớp bị viêm, đỏ tấy, sưng đau khiến việc đi lại khó khăn. Bệnh có thể còn kèm theo một số triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, ăn không ngon, thiếu máu…

Trên đây là triệu chứng đau khớp gối mà người bệnh cần nắm rõ để phát hiện và điều trị bệnh được kịp thời, tránh các biến chứng nặng hơn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên biết đâu là các nguyên nhân gây đau khớp gối để tránh gặp phải trường hợp này, có phương pháp phòng chống bệnh hiệu quả hơn.

Nguồn internet

Thứ Bảy, 22 tháng 4, 2017

Đau vai gáy tê tay có những biểu hiện như thế nào?


Đau vai gáy tê tay là hiệu tượng phổ biến trong xã hội hiện đại, đặc biệt là ở những người có đặc thù công việc phải ngồi nhiều giờ liền tại một vị trí.

Nhiều người sau một đêm ngủ dậy bỗng thấy đau nhức khắp mình, đặc biệt là đau tê dại vùng vai, gáy, nhiều khi đau lan xuống bả vai, làm tê mỏi cánh tay, cẳng tay và ngón tay. Triệu chứng này có thể trong nhiều ngày, thậm chí trong nhiều tháng...

Đây là một triệu chứng thường gặp, xảy ra mọi lứa tuổi, mọi giới... Bệnh tăng lên khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Hội chứng đau vai gáy thông thường không nguy hiểm, song có thể gây ra nhiều lo lắng, khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh, làm giảm sút sức lao động và chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân gây đau vai gáy

Nguyên nhân của các bệnh đau cổ, đau vai gáy thường gặp nhất là gối đầu cao khi ngủ hoặc kê đầu trên vật cứng một thời gian dài vài tiếng như: khi đi xe đò ngủ đầu tựa trên ghế dựa, nằm xem tivi... bệnh rất dễ xảy ra đối với người bắt đầu đến tuổi trung niên, với hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi.

Ngoài ra nguyên nhân dẫn đến hội chứng đau cổ vai còn do tổn thương các mặt khớp của cột sống cổ như: thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, vẹo cổ bẩm sinh, dị tật, viêm, chấn thương vùng cổ, ung thư, lao, u hố sau..., hoặc do công việc hàng ngày dẫn đến những chấn thương nhỏ nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần như lái xe, sơn trần, làm việc với máy vi tính.

Bệnh hay gặp ở những người hay nằm nghiêng, co quắp, ngồi làm việc, sinh hoạt sai tư thế; khi cơ thể yếu mệt, tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông máu và trao đổi ôxy trong cơ thể giảm cũng sẽ dễ bị đau nhức khi ngủ dậy. Đôi khi có những trường hợp hội chứng đau vai gáy xuất hiện tự phát mà không có nguyên nhân rõ rệt.

Xem thêm:

>> Bài tập chữa đau vai gáy có hiệu quả không?

>> Châm cứu chữa đau vai gáy có an toàn không?

Biểu hiện của bệnh

Biểu hiện rõ nét nhất của hiện tượng tổn thương đốt sống cổ hoặc bị chèn ép dây thần kinh hoặc bị thiếu máu cục bộ đều có thể gây nên triệu chứng đau vai gáy. Đau vai gáy thường xuất hiện vào lúc sáng sớm vừa ngủ dậy hoặc ngồi làm việc ở bàn giấy nhiều thời gian như đánh máy, cúi xuống đọc văn bản hoặc sửa chữa văn bản, soạn giáo án (các thầy cô giáo) trong một thời gian dài trong một buổi hoặc trong một ngày và có thể kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng... Nhiều trường hợp ngoài đau vai gáy còn gây mỏi ở tay, tê tay, nặng tay cho nên khi làm các động tác dùng một hoặc hai tay nâng đỡ hoặc khi lái xe (xe máy, xe ô tô) phải làm động tác đổi tay cầm lái vì tay kia bị mỏi, nặng rất khó chịu.



Tùy theo từng mức độ của bệnh mà người bệnh có những biểu hiện khác nhau trong chứng bệnh này. Cơn đau có thể từ vùng gáy lan ra tai, cổ ở một bên. Mức độ đau từ ít đến nhiều có ảnh hưởng tới tư thế đầu – cổ. Cũng có thể cơn đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay cả ở hai bên.
Có trường hợp cơn đau bả vai cánh tay ở một bên sau một thời gian người bệnh có cảm giác tê mỏi ở tay bên đau – đây có thể là biểu hiện của rối loạn phản xạ gân xương. Cũng có những người bị đau lan sang hai bên và kèm theo cảm giác chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đi đứng loạng choạng, khó nuốt (uống nước sặc, nghẹn), đồng thời có thể xảy ra rối loạn chức năng, liệt các dây thần kinh VIII, X, XI…

Cơn đau nhức có thể xuất hiện tự phát hoặc sau khi lao động nặng, mệt mỏi, căng thẳng, nhiễm lạnh. Đau có thể cấp tính (xuất hiện đột ngột) hoặc mạn tính (âm ỉ, kéo dài). Đau thường có tính chất cơ học: tăng khi đứng, đi, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ; giảm khi nghỉ ngơi. Đau cũng có thể tăng khi thời tiết thay đổi.

Để chẩn đoán nguyên nhân, người bệnh cần được thăm khám lâm sàng. Các phương tiện hỗ trợ chẩn đoán bao gồm chụp Xquang cột sống cổ, đo điện cơ và chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ.

Nhiều trường hợp tình trạng đau vai gáy kéo dài dẫn đến người bệnh luôn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu, không tập trung, tư duy kém... ảnh hưởng lớn tới chất lượng sống của người bệnh.

Nguồn internet

Thứ Bảy, 15 tháng 4, 2017

Đau vai bên trái có nguy hiểm không?


Đau khớp bả vai trái là bệnh thường gặp ở người trưởng thành, nhất là người cao tuổi. Đây là triệu chứng thông thường tuy nhiên cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý khác. Người bị đau khớp bả vai trái thường cảm thấy mệt mỏi, ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày và chất lượng cuộc sống. Bài viết sau đây sẽ mang đến thông tin bệnh đau khớp bả vai trái.

Xem thêm:

>> Đau vai gáy bên trái là bệnh gì?

>> Đau vai gáy phải có nguy hiểm không?

Nguyên nhân đau khớp bả vai trái


Chấn thương, va đập do tai nạn giao thông, tai nạn lao động là nguyên nhân đau khớp bả vai trái.
Sai tư thế trong sinh hoạt (nằm đè lên vai trái) cũng gây đau khớp bả vai trái.

Bệnh thường gặp ở những người phải ngồi lâu như nhân viên văn phòng, thợ may, giáo viên, lái xe

Đau khớp bả vai trái là bệnh thường gặp ở người trưởng thành, nhất là người cao tuổi.

Đau khớp bả vai trái có thể gặp ở người tập luyện thể thao quá sức chịu đựng của cơ thể hay khởi động không kỹ trước khi luyện tập.

Nguyên nhân đau khớp bả vai trái có liên quan đến các bệnh lý như viêm quanh khớp vai, thoái hóa khớp, viêm khớp.

Người bị loãng xương do thiếu canxi, vitamin D cũng dễ mắc bệnh đau khớp bả vai trái.
Điều trị đau khớp bả vai trái

Khi đau khớp bả vai, nếu cơn đau không kéo dài, người bệnh có thể xoa bóp vùng bả vai trái để giảm đau. Có thể dùng cao dán lên vai trái để cơn đau giảm. Chườm lạnh cũng là cách giảm đau mỏi vai trái hiệu quả.

Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, thả lỏng người để cơ thể thư giãn.

Nếu cơn đau kéo dài, người bệnh nên đến bệnh viện có phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp để thăm khám và điều trị kịp thời. Tùy tình trạng bệnh bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp.

Trong quá trình điều trị đau khớp bả vai trái, người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý. Nên bổ sung các khoáng chất canxi, kali, vitamin C, B, E… cho cơ thể. Canxi có nhiều trong tôm, cá, cua, sữa…

Cần có chế độ tập luyện thể dục thể thao đều đặn, vừa sức để giúp xương khớp dẻo dai. Trong sinh hoạt và làm việc cần chú ý đúng tư thế. Không nên kê gối cao quá trong khi ngủ, ngồi thẳng lưng trong lúc làm việc, nhất là đối với nhân viên văn phòng, thợ may, lái xe đường dài…

Cần có chế độ tập luyện thể dục thể thao đều đặn, vừa sức để giúp xương khớp dẻo dai.

Thuốc điều trị đau khớp bả vai trái là thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ kết hợp vật lý trị liệu vùng cơ cổ và cùng bả vai.

Nguồn internet

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2017

Chữa gai cột sống bằng lá lốt có tốt không?


Không chỉ là một loại gia vị được sử dụng trong rất nhiều món ăn, lá lốt còn là vị thuốc nam rất hữu ích với những người bị mắc các bệnh về xương khớp. Trong đó, việc hỗ trợ chữa gai cột sống bằng lá lốt được rất nhiều người bệnh áp dụng thực hiện, và cũng mang lại kết quả khá tốt. Trong bài viết dưới đây, phòng khám Mayo Clinic sẽ gửi đến quý bệnh nhân một số bài thuốc nam đơn giản được chế biến từ lá lốt, có công dụng giảm đau, kháng viêm cho bệnh nhân bị gai cột sống.

Bài thuốc chữa gai cột sống bằng lá lốt


Có rất nhiều bài thuốc hỗ trợ chữa gai cột sống bằng lá lốt mà bệnh nhân có thể áp dụng. Cụ thể như sau:

Bài thuốc 1: Bệnh nhân chuẩn bị 500g lá lốt tươi, sau đó rửa sạch, cho 3 bát nước vào đun sôi. Đến khi còn khoảng 1 bát nước thì chi làm 2 phần và uống liền trong ngày. Hoặc bệnh nhân cũng có thể đem phơi khô lá lốt rồi sắc với 2 bát nước, đến khi còn 1 bát thì sử dụng. Thuốc uống còn ấm, sau bữa ăn. Uống liên tục một tuần để bệnh tình thuyên giảm.


Bài thuốc 2: Người bệnh chuẩn bị 250g lá lốt, 100g rễ cây lá lốt, 100g rễ cây đinh lăng, 100g cây xấu hổ. Sau đó rửa sạch và sắc với 350ml nước. Đến khi còn khoảng 200ml thì sử dụng. Với bài thuốc hỗ trợ chữa gai cột sống bằng lá lốt và các loại thảo dược này thì người bệnh phải sử dụng liên tục trong vòng 2 tuần để những cơn đau giảm dần, các gai xương sẽ không phát triển được nữa, khí huyết lưu thông ổn định và đều đặn.

Bài thuốc 3: Để thực hiện bài thuốc này cần có 20g lá lốt, 12g thiên niên kiện, 16g tầm xoong. Tất cả các nguyên liệu này rửa sạch và cho 400ml nước vào đun sôi, gạn bỏ phần cặn và chia làm 2 phần uống liền trong ngày. Để thuốc phát huy tác dụng thì người bệnh phải kiên trì uống trên 10 ngày.

Trên đây là những bài thuốc sử dụng lá lốt để hỗ trợ chữa gai cột sống rất đơn giản và dễ thực hiện. Người bệnh có thể áp dụng để giúp bệnh thuyên giảm. Và muốn bệnh tình chấm dứt hoàn toàn, không quay trở lại thì người bệnh cần phải đến đúng các phòng khám chuyên khoa để kiểm tra, thăm khám. Nếu ở tại TP. HCM, bệnh nhân có thể đến địa chỉ 35B – 35C, đường 3/ 2, Phường 11, Quận 10. Đây là phòng khám Mayo, nơi hội tụ rất nhiều bác sĩ giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm. Phần lớn các bác sĩ đều được đào tạo tại nước ngoài. Bên cạnh đó, hệ thống trang thiết bị y khoa của Mayo đều được nhập khẩu hoàn toàn từ các nước châu Âu, vì thế sẽ rất an toàn cho người bệnh.

Đặc biệt, phòng khám chỉ áp dụng các phương pháp Đông – Tây y kết hợp như châm cứu, giác hơi, cấy chỉ vào huyệt vị, truyền dịch, chiếu đèn hồng ngoại… để hỗ trợ chữa trị cho bệnh nhân. Những phương pháp này không sử dụng thuốc nên người bệnh sẽ không lo xảy ra các tình trạng kháng thuốc, sốc thuốc hay tác dụng phụ. Hiện nay, phòng khám đang thực hiện chương trình ưu đãi, miễn phí phí thăm khám ban đầu dành cho tất cả bệnh nhân hẹn lịch khám qua số 08.3929.6655. Đồng thời, khi gọi qua số máy này, bệnh nhân sẽ được cung cấp mã số khám bệnh ưu tiên với bác sĩ trưởng khoa. Được giảm 30% chi phí hỗ trợ chữa trị và được tự do lựa chọn ngày, giờ khám bệnh.

Thông tin bổ ích:


Theo phòng khám xương khớp mayo

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng bài tập thể dục đơn giản?


Thể dục là một yếu tố quan trọng trong việc rèn luyện sức khỏe con người. Bạn có thể chữa thoát vị đĩa đệm bằng bài tập thể dục rất đơn giản mà hiệu quả. Những bài tập này sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc giảm đau và đảm bảo cho một cột sống lưng luôn khỏe mạnh.

Cột sống là một trong những cấu trúc phức tạp nhất trong cơ thể con người, được cấu tạo bởi rất nhiều yếu tố khác nhau, một trong số đó là các đĩa đệm. Các đĩa đệm này được bao bọc bởi các vòng ngoài dai và chắc, giữ cho bộ phận mềm bên trong khỏi nhô ra và không gây áp lực lên cột sống. Khi các vòng ngoài trở nên yếu đi, phần mềm bên trong sẽ trào ra ngoài và chèn ép lên cột sống, gây cảm giác đau đớn, khó chịu. Tình trạng này người ta gọi là thoát vị đĩa đệm hay lồi đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm có thể được chữa trị bằng cách uống thuốc, phẫu thuật hoặc các bài tập luyện chữa thoát vị. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng bài tập thể dục

Sau đây là một số bài tập cơ bản bạn có thể áp dụng để đẩy lùi những cơn đau lưng do thoát vị đĩa đệm gây ra.

Động tác 1: Người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối một chân, hai tay đan chéo ép chân sát bụng, giữ lại 10 giây rồi đổi bên, lặp lại mỗi bên 15 lần.

Động tác 2:  Người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối hai chân, hai tay đan chéo ép chân sát bụng, giữ lại 10 giây, nghỉ rồi lặp lại 15 lần.

Động tác 3: Người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối hai chân, hai bàn chân vẫn còn chạm đất, ấn lưng xuống nệm, giữ lại 10 giây, nghỉ rồi lặp lại 15 lần.

Động tác 4: Người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối hai chân, hai bàn chân vẫn còn chạm đất, nâng mông cao khỏi nệm, giữ 10 giây, nghỉ rồi lặp lại 15 lần.

Động tác 5: Người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối hai chân, hai bàn chân vẫn còn chạm đất, hai khuỷu tay chống xuống nệm, người bệnh ưỡn ngực và ưỡn cổ ra sau, giữ lại lúc nào thấy hơi khó chịu nghỉ rồi lặp lại 15 lần.
Động tác 6: Người bệnh nằm ngửa, hai chân đạp thành vòng tròn trên không như đạp xe đạp, lúc nào mỏi thì nghỉ rồi lặp lại 15 lần.

Động tác 7: Người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối hai chân, hai tay đặt trên hai đầu gối, hai chân cố gắng co lên, đồng thời hai tay đẩy xuống, gồng cơ giữ lại 10 giây, nghỉ rồi lặp lại 15 lần.

Động tác 8: Người bệnh nằm ngửa, chân phải co lên, đồng thời tay trái đẩy chân phải theo hướng chéo nhau, giữ lại 10 giây, sau đó đổi tay và đổi chân, lặp lại 15 lần.

Động tác 9: Người bệnh quỳ gối và chống hai tay xuống nệm (tư thế quỳ 4 điểm), lưng cong lên như lưng con mèo, giữ lại 10 giây rồi hạ lưng xuống, lặp lại 15 lần.

Động tác 10: Người bệnh quỳ gối và chống hai tay xuống nệm (tư thế quỳ 4 điểm), hạ từ từ hai mông chạm gót chân rồi giữ lại, hai tay cố gắng bò thẳng về phía trước, lúc nào  mỏi thì nâng mông lên rồi lặp lại 15 lần.

Hãy đến phòng khám chuyên khoa xương khớp để điều trị bệnh kịp thời, tránh gây ra những biến chứng sau này!

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2016

Nguyên nhân thoái hóa khớp cổ chân?


Thoái hóa khớp là vấn đề y tế công cộng đang được xã hội quan tâm. Cơ thể chúng ta hầu như sức nặng đều dồn hết vào các khớp chân, nên đây cũng là bộ phận dễ dàng gặp phải tình trạng thoái hóa cao. Hiện nay, số người mắc bệnh Thoái hóa khớp cổ chân ngày càng gia tăng. Vậy nguyên nhân nào gây nên bệnh Thoái hóa khớp cổ chân?

>> Đau xương cụt có nguy hiểm không?

>> Đau xương chậu khi mang thai chữa ở đâu tốt?

Hiện tại, chưa có một nguyên nhân nào chính xác gây ra bệnh này. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng có một số yếu tố liên quan như:

Khớp được sử dụng quá nhiều trong công việc, nhất là trong trường hợp khớp bị biến dạng bẩm sinh hoặc do mắc các bệnh làm thay đổi hình thái khớp xương.



Một số các bệnh viêm khớp mãn tính hủy hoại sụn dẫn tới việc khớp bị thoái hóa: các bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp, bệnh gút,…

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp cổ chân

Nhiều các chấn thương nhỏ ở cổ chân cộng lại do chơi thể thao hoặc bệnh nghề nghiệp khó tránh khỏi như vận động viên điền kinh, cầu thủ bóng chuyền, quần vợt hay bóng đá, khớp cổ chân của diễn viên múa làm mất đi sự cân bằng của khớp và dây chằng.

Người cao tuổi khi bị ngã sẽ rất dễ gây các chấn thương nặng hơn người trẻ tuổi.

Khi nghi ngờ mình mắc bệnh về khớp, bệnh nhân cần tranh thủ thời gian đi khám ngay để được tư vấn một cách đúng đắn. Bệnh nhân cũng nên thường xuyên đi khám định kỳ để biết tình trạng khớp của mình và biết cách phòng tránh kịp thời.

Vì Thoái hóa khớp cổ chân là một bệnh mạn tính, vì vậy việc hỗ trợ điều trị bằng thuốc tây chỉ mang tính tạm thời, về lâu dài bệnh sẽ lại tái phát. Hiện nay, xu hướng hỗ trợ điều trị được mọi người tin tưởng và áp dụng là trị liệu bằng đông y. Bằng các phương thuốc được bào chế từ các loại thảo mộc, kết hợp với châm cứu và xoa bóp, phòng khám cơ xương khớp Mayo đã điều trị hiệu quả khỏi cho hơn 15.000 bệnh nhân, trong đó có bệnh Thoái hóa khớp cổ chân.

Nếu có bất kì thắc mắc nào cần chúng tôi giải đáp, các bạn hãy click chuột vào mục “Tư vấn ngay”, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

Hoặc gọi điện thoại tới số 08.3929.6655 chúng tôi sẽ gọi lại để tư vấn giúp bạn. Chúc các bạn có nhiều niềm vui và sức khỏe.

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

Bệnh gút có ăn yến sào được không?


Chào các bác sỹ. Tôi mới đi khám thì phát hiện mình đã bị bệnh gút.  Bác sỹ cho tôi hỏi bệnh gút có ăn yến sào được không ạ, vì tôi nghe nói bệnh gút phải kiêng ăn nhiều thứ và ăn yến sào sẽ làm tăng acid uric trong máu khiến cho bệnh gút nặng hơn. Vậy mong các bác sỹ giải đáp giúp tôi là bệnh gút có nên ăn yến sào và nếu ăn được thì liều lượng bao nhiêu là hợp lý. Mong hồi âm sớm của bác sỹ.

(Minh Nhật, 35 tuổi, Đồng Nai).

Bệnh gút có ăn yến sào được không?

Trả lời: Chào Anh, Rất cảm ơn sự tin tưởng của anh khi đã gửi những thắc mắc về sức khỏe đến các chuyên gia của phòng khám mayo. Thắc mắc bệnh gút có ăn yến sào được không của anh đã được các bác sỹ chuyên khoa Gút trả lời như sau.

Gút đông y còn gọi với cái tên Thống Phong là bệnh liên quan trực tiếp đến rối loạn chuyển hóa nồng độ acid uric trong cơ thể. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh gút như ăn uống dư thừa đạm, uống nhiều bia rượu, nồng độ acid uric tăng bẩm sinh, thận không đào thải hết acid uric,… Tuy nhiên ăn uống dư thừa đạm, chứa nhiều nhân purin là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gút. Do đó, khi mắc bệnh gút người bệnh thường được khuyến cáo là kiêng ăn các thực phẩm như hải sản, cá, thịt, óc, gan, tim, phổi,…



Quay trở lại với câu hỏi bệnh gút có ăn yến sào được không? Từ lâu yến sào đã được biết đến như một nguồn thực phẩm cao cấp giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể, có tác dụng tăng cường thể lực, phục hồi nhanh chóng các tổn thương,… Nghiên cứu cho thấy thành phần của yến xào bao gồm 50 – 55% protein không béo, chất đạm, các vi khoáng chất như phốt pho, canxi, sắt, kali, natri cungf 18 loại axit aminacid amin,… và đặc biệt là không có nhân purin.

Yến sào chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe

Vì những thành phần dinh dưỡng trên mà yến sào được coi là một loại thần dược đối với sức khỏe con người. Bên cạnh đó, chúng ta có thể thấy rằng trong yến xào hoàn toàn không có nhân purin. Do đó, người bệnh gút có thể ăn được yến sào mà không phải lo lắng về sự gia tăng acid uric trong cơ thể. 

Bệnh gút ăn yến sào liều lượng bao nhiêu là hợp lý?

Mặc dù câu hỏi bệnh gút có ăn yến sào được không  đã được giải đáp, tuy nhiên người bệnh cũng nên lưu ý là những người bị gút mãn tính  có thể ăn được khoảng 2-3 lần/tháng. Bên cạnh đó, số lượng cũng có thể thay đổi tùy theo phản ứng của cơ thể và cơ địa của mỗi người.


Đối với người bị bệnh gút chế độ ăn uống hợp lý rất quan trọng, theo đó người bệnh cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng trong đó không thể thiếu những thực phẩm như yến sào, súp lơ, dưa leo, bí đỏ, củ sắn, cà chua,… Đồng thời, khi bị gút ngoài kiêng ăn hải sản, nội tạng động vật người bệnh cũng nên hạn chế ăn nấm, giá, dọc mùng, các loại đậu như đậu nành, đậu hà lan, nem chua, giảm thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo và tuyệt đối kiêng uống bia rượu, hút thuốc lá.



Hy vọng những thông tin trên đã trả giúp anh Nhật cũng như quý độc giả biết được bệnh gút có ăn yến sào được không. Người bệnh gút có thể sử dụng yến sào như một thức ăn bổ dưỡng, hơn nữa để việc điều trị đạt hiệu quả cao còn nên kết hợp dùng thuốc và làm việc, nghỉ ngơi hợp lý.